Ghép xương là gì? Các loại xương ghép phổ biến

Ghép xương là gì? Các loại xương ghép phổ biến

Ghép xương là một thủ thuật rất thường gặp khi điều trị nha chu hoặc cấy ghép Implant. Nhưng đôi khi nghe 2 chữ “ghép xương”, đa số bệnh nhân đều lo sợ và e dè vì nghĩ rằng ghép xương rất đáng sợ, đau, sưng, thậm chí… giảm tuổi thọ… Vậy thật sự ghép xương có đáng sợ như vậy không và khi nào mới cần phải ghép xương? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1. Ghép xương là gì?

1.1 Định nghĩa ghép xương

Ghép xương là một kỹ thuật thường được sử dụng trong chấn thương chỉnh hình. Mảnh xương ghép lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được gọi là mảnh ghép tự thân (autogenuous), mảnh ghép lấy từ một người khác gọi là mảnh ghép đồng loại (allogenus grafis hoặc homogenous grafts), mảnh ghép lấy từ một loài khác gọi là mảnh ghép dị loại (heterogeneous grafts hoặc xepogenous grafts).

Xương ghép có nhiều loại

Mảnh xương ghép có thể được sử dụng dưới dạng tự do hoặc sử dụng dưới dạng có cuống mạch nuôi và được khâu nối với mạch máu nơi tiếp nhận, qua kỹ thuật vi phẫu.

1.2. Lịch sử của phương pháp ghép xương

Ghép xương tự thân được sử dụng từ năm 1820 bởi Philipp ở Walther, nhưng đến năm 1858 Ollier mới nghiên cứu vai trò của ghép xương tự thân một cách khoa học, tiếp sau đó nhiều công trình nghiên cứu về diễn biến của mảnh xương ghép đã được công bố.

Ghép xương đồng loại được thực hiện đầu tiên vào năm 1878 bởi Macewen.

Cho đến năm 1947 nhờ các công trình nghiên cứu của Bush và Wilson về bảo quản xương ghép và với sự ra đời của ngân hàng xương thì việc sử dụng xương ghép đồng loại đã phát triển mạnh mẽ.

2. Khi nào phải ghép xương?

Câu trả lời rất đơn giản. Khi nào thiếu xương thì sẽ ghép xương! Chẳng hạn như:

- Khi răng mất lâu ngày xương bị tiêu nhiều.

- Khi răng thật trước đó bị nhiễm trùng lớn dẫn đến khuyết hổng xương.

- Khi bị tai nạn gãy răng, gãy luôn một phần xương.

- Hoặc có khi do cơ địa, xương vốn mỏng, yếu hoặc ít.

 

Nói trên phương diện chuyên môn, ghép xương được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Trám lấp các lỗ khuyết, hổng sau khi đục bỏ U xương, nang xương hoặc các nguyên nhân khác.

- Bắc cầu các ổ mất đoạn xương ở các xương dài.

- Trám ghép xương trong điều trị khớp giả, chậm liền xương.

- Tạo các gờ xương làm tăng độ vững của khớp trong điều trị sai khớp vai và sai khớp hông.

- Trám ghép trong điều trị các xập lún ở vùng xương xốp.

- Ghép bắc cầu trong phẫu thuật đóng cứng khớp.

Ghép xương trong Implant

Khi ghép xương cần chú ý đến độ dày của mảnh xương ghép. Yếu tố này cũng liên quan đến kết quả phẫu thuật. Nếu là mảnh ghép xương xốp, độ dày của nó nên giới hạn dưới 5mm. Kích thước này tạo ra sự bộc lộ tối đa các tế bào xương bề mặt và cho phép sự xâm nhập nhanh chóng của hệ thống mạch máu từ tổ chức xung quanh vào mảnh ghép.

Mặt khác mảnh ghép phải được đặt sát vào ổ răng cần lấp đầy, chèn chặt vào các khoang khuyết hổng.

Ngoài ứng dụng chính trong implant, ghép xương còn có thể sử dụng trong các phẫu thuật nha chu. Răng bị lung lay do vôi răng, tiêu xương nhiều. Sau khi phẫu thuật lật vạt, nạo sạch các túi nha chu, bác sĩ có thể ghép xương, giúp răng cứng chắc lại và bảo tồn răng thật. 

3. Các diễn biến sau khi ghép xương

Các nghiên cứu gần đây cho rằng: chỉ các tế bào ở lớp bề mặt của mảnh ghép có khả năng sống và hoạt động, còn hầu hết các xương ghép bị chết và được thay thế dần bằng tổ chức xương mới sinh của cơ thể. Số lượng tế bào xương ghép sống phụ thuộc vào phương pháp lấy xương, phương pháp bảo quản và kỹ thuật ghép xương.

- Giai đoạn đầu sau ghép xương: Xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ, hầu hết xương ghép bị hoại tử do thiếu nuôi dưỡng, chỉ các tế bào lớp ngoài cùng mới có khả năng sống, nhờ nhận được chất dinh dưỡng từ tổ chức phần mềm xung quanh. Các tế bào lớp sâu bị hoại tử sẽ được tiêu đi nhờ đại thực bào (Macrophase) các mô hạt phát triển thay thế vùng xương bị tiêu.

Lớp mô hạt bao gồm các các mao mạch nhỏ và tổ chức trung mô đa thể, tổ chức trung mô đa thể tập trung xung quanh các mao mạch, giai đoạn này thường xảy ra ít nhất sau hai tuần khi ghép xương. Không có sự khác biệt giữa xương ghép xốp và xương ghép cứng ở giai đoạn này.

Dấu hiệu viêm sưng vài ngày sau khi ghép xương

- Giai đoạn thứ hai: Ở trường hợp ghép xương xốp các tế bào trung mô đầu tiên nhanh chóng biệt hóa thành các tế bào sinh xương. Phần lớn tế bào sinh xương được cung cấp từ nơi nhận, phần trung tâm mảnh ghép bị tiêu mòn và hoại tử bởi các hủy cốt bào, mảnh ghép dần được thay thế bởi tổ chức xương mới sinh của cơ thể nhận.

- Giai đoạn cuối cùng: Là sự thay thế các khoanh tủy cũ bằng các tế bào tủy mới.

 

Với các trường hợp ghép xương cứng, quá trình chuyển hóa sẽ có sự khác biệt một chút

Giai đoạn hình thành các mô hạt sẽ kéo dài hơn ghép xương xốp, các ống Haves biến đổi thành các khoang nhỏ nhờ các hủy cốt bào, tổ chức hạt xâm nhập kèm theo các tế bào trung mô lấp đầy các khoang này. Các nguyên bào xương (Ostcoblast) hình thành và tạo ra các tế bào dạng xương (Ostcocyte) trong khi xương mới được hình thành ở mặt ngoài thì bên trong mảnh ghép các hủy cốt bào làm tiêu mòn dần lớp xương bị hoại tử tạo điều kiện cho các mô hạt thay thế xâm nhập. 

 

Enncking và các cộng sự đã chứng minh: Các mảnh ghép xương cứng bị tiêu mòn lớp bên trong và dễ bị gãy vào tuần thứ 6. Quá trình này kéo dài ít nhất 6 tháng sau ghép và sau 1 năm mảnh ghép mới phục hồi chắc chắn về mặt cơ học.

4. Các nguồn xương ghép

Nhìn chung có 3 loại xương ghép chính:

- Xương tự thân (Autograft): Lấy xương của chính bệnh nhân từ một chỗ khác ghép vào chỗ thiếu hỏng cần ghép. Ví dụ như thiếu đoạn xương hàm có thể dùng xương mác ở chân ghép vào, hoặc ghép xương góc hàm…vv… 

Ưu điểm là tính tương thích cao. 

Khuyết điểm là trên người sẽ có 2 vùng phẫu thuật cùng lúc, đau hơn, mệt hơn.

- Xương đồng loại (Allograft): Lấy xương người khác, sau khi xử lý rồi ghép vào người cần ghép xương.

Sản phẩm xương Allodyn

- Xương dị loại hay còn gọi xương dị chủng (Xenograft): Xương loài vật khác (VD: xương bò) được xử lý sau đó ghép vào người cần ghép xương.

Xương dị chủng Purgo THE Graft

>> Xem thêm: Xương dị chủng Purgo THE Graft

5. Chức năng xương ghép

Xương ghép thường có 2 chức năng chính: Hướng dẫn tạo xương và kích thích tạo xương. Nó đóng vai trò như một bộ khung, kích thích và hướng dẫn xương thật của bệnh nhân “mọc” vào đúng vị trí, từ đó xương ghép sẽ từ từ tiêu đi.

Hiện Biotech Dental Vietnam đang có chương trình khuyến mãi dành cho xương đồng loại Allodyn và xương dị chủng Purgo THE Graft. Đây là hai vật liệu tái tạo xương nổi tiếng toàn cầu:

- Purgo THE Graft có độ tinh khiết, an toàn cùng khả năng tương thích sinh học cao. Đây là sản phẩm được chứng nhận và tin dùng bởi các chuyên gia nha khoa trên hơn 30 quốc gia.

- Trong khi đó, nhờ bản chất collagen và chất khoáng, Allodyn cung cấp giải pháp tiện lợi và cơ hội phẫu thuật vượt trội cho các Bác sĩ Nha Khoa.

Chương trình ưu đãi tháng 3 của Biotech Dental Vietnam

>> Xem thêm: Chương trình khuyến mãi xương Allodyn và Purgo THE Graft

Tóm lại phẫu thuật ghép xương không hề đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh nhân có thể bị sưng vài ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, đó là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể và tất cả đều vì một implant vững ổn, “trường tồn với thời gian”.

Bài viết có sự tham khảo tư liệu từ: BS CKII NGUYỄN QUANG VIỆT - BV Răng Hàm Mặt 

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
article