Nguyên nhân thất bại và phương pháp đảm bảo tích hợp xương trong cấy ghép Implant

Nguyên nhân thất bại và phương pháp đảm bảo tích hợp xương trong cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp thay thế răng đã mất bằng cách cấy các trụ Implant có chức năng ăn nhai tự nhiên như răng thật. Với tiến bộ về công nghệ kỹ thuật, cấy ghép Implant ngày nay có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 1% ca thất bại. Điều này xảy ra bởi nhiều yếu tố, trong đó tích hợp xương là một nguyên nhân hàng đầu. 

Vậy làm thế nào để quản lý và đảm bảo khả năng tích hợp xương trong cấy ghép Implant? Mời bạn đọc tiếp tục với bài viết dưới đây.

1. Thế nào là tích hợp xương trong cấy ghép Implant?

Quá trình tích hợp xương trong cấy ghép Implant là khả năng liên kết của implant với xương chủ xung quanh. Các yếu tố như thiết kế của trụ, thành phần hóa học, độ nhám bề mặt và điều kiện tải lực rất quan trọng đối với sự tích hợp tốt của trụ Implant.

Thiết kế của trụ Implant là một trong những yếu tố quan trọng trong tích hợp xương

2. Các giai đoạn tích hợp xương

Các giai đoạn trong quá trình lành thương tích hợp xương sau cấy ghép Implant bao gồm:
- Giai đoạn lành sẹo: Sau khi hết sưng, vết mổ sẽ tiếp tục lành và hình thành sẹo. Thời gian của giai đoạn này dao động từ 2 đến 3 tuần sau quá trình cấy ghép Implant.
- Giai đoạn tích hợp xương: Trong giai đoạn này, Implant sẽ tích hợp với xương xung quanh, tạo ra một liên kết vững chắc. Thời gian tích hợp xương thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào tình trạng xương của mỗi người.
- Giai đoạn tạo hình và hoàn thiện quá trình cấy ghép: Sau khi Implant tích hợp hoàn toàn với xương, giai đoạn này bao gồm tạo hình và hoàn thiện các phần trên Implant như: gắn mão sứ trên Implant. Thời gian cho giai đoạn này phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của từng trường hợp cụ thể.

Tuy thời gian của từng giai đoạn có thể khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và quá trình lành thương ở mỗi người, tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá từng trường hợp cụ thể để đưa ra lịch trình điều trị và chăm sóc phù hợp.

3. Các yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của việc tích hợp xương trong cấy ghép Implant

Tích hợp xương là yếu tố để quyết định ca cấy ghép Implant có thành công hay không. Quá trình này khá phức tạp bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì xương ở bề mặt Implant. 

3.1. Liên kết giữa xương - Implant

Tích hợp xương là quá trình tạo thành mối liên kết giữa xương và Implant cấy ghép mà không có bất kỳ chất nền collagen hoặc nguyên bào sợi nào xen vào. Độ bền của mối liên kết giữa xương và implant tăng lên ngay sau khi đặt implant (0–12 tuần). Và độ mạnh của mối liên kết còn tùy thuộc vào hàm lượng xương bao quanh bề mặt cấy ghép. 

Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức mạnh liên kết là sự kích thích sinh lý và thời gian lành thương. 

3.2. Khả năng tương thích sinh học của Implant cấy ghép

Titan tinh khiết được sử dụng rộng rãi trong làm vật liệu cấy ghép vì nó có tính tương thích sinh học cao, có khả năng chống ăn mòn tốt và không gây độc cho đại thực bào hoặc nguyên bào sợi, không có phản ứng viêm trong các mô quanh Implant và nó bao gồm một lớp oxit có đặc tính chống viêm, cùng khả năng tự chữa lành bằng cách oxy hóa lại. 

3.3. Bề mặt Implant

Ngoài ra, bề mặt xốp được chứng minh là có khả năng tăng cường tương tác ion, tăng khả năng chịu lực. Bề mặt xốp có thể tăng độ bền và lực kéo thông qua sự phát triển của xương theo ba chiều, cũng như tăng tốc độ lành vết thương. 

Bề mặt xốp của Implant giúp tăng tốc độ lành thương

Hiện nay các loại Implant tân tiến đều được phủ một lớp dạng bột lên bề mặt cấy ghép ở nhiệt độ cao. Điều này giúp diện tích bề mặt được tăng lên, sự tiếp xúc với xương tăng lên và khả năng hình thành liên kết 3 chiều được tăng cường, đồng thời, làm giảm tốc độ ăn mòn và đẩy nhanh quá trình hình thành xương thông qua quá trình biệt hóa nguyên bào xương nhanh hơn.

3.4. Hàm lượng xương của bệnh nhân

Một số nguyên nhân đến từ sức khỏe của chính bệnh nhân có thể gây ra thất bại trong cấy ghép Implant như loãng xương và tiêu xương ổ răng. Những tình trạng lâm sàng như vậy có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải nâng sống hàm bằng kỹ thuật ghép xương.

Ngoài ra, bệnh nhân có thói quen hút thuốc, cũng được cảnh báo khiến tỷ lệ cấy ghép thành công thấp hơn đáng kể. 

3.5. Kỹ thuật phẫu thuật

Kỹ thuật làm mát liên tục và cẩn thận trong khi khoan ở tốc độ thấp là điều mà bác sĩ cần chú ý khi phẫu thuật. Nếu sử dụng lực khoan quá mạnh, nhiệt ma sát sẽ làm tăng nhiệt độ trong xương và các tế bào lành thương sẽ bị phá hủy. 

Khoan xương trong khi đặt implant

3.6. Điều kiện tải

Yếu tố chính dẫn đến thành công tại thời điểm đặt Implant là đạt được sự ổn định cơ bản. Bất kỳ sự dịch chuyển nào trong giai đoạn đầu của quá trình lành xương sẽ gây ra sự thiếu tích hợp. Trong đó, thất bại thường xảy ra nhất là do quá tải lực truyền qua niêm mạc của khí cụ tháo lắp trên vị trí cấy ghép.

4. Những cải tiến gần đây trong cấy ghép Implant

Một số cải tiến trong công nghệ cấy ghép nha khoa để tăng cường tích hợp xương được nhiều bác sĩ trên thế giới áp dụng hiện nay như:
- Lập kế hoạch điều trị bằng chụp X quang và lên hướng dẫn phẫu thuật có sự hỗ trợ của máy tính cùng phần mềm AI tiên tiến.
- Sử dụng các Implant cấy ghép có đặc tính ưa nước giúp thúc đẩy quá trình tạo xương cho sự phát triển xương mới.
- Tận dụng các yếu tố tăng trưởng tái tổ hợp của chính bệnh nhân cho khu vực cấy ghép.
- Điều chỉnh về phương pháp hóa học để tăng tốc độ phát triển của xương.

Một trong số những cải tiến này sẽ được TS. BS Thái Tường Tâm chia sẻ trong buổi Tọa đàm “Về các ca lâm sàng từ đơn lẻ đến toàn hàm với Implant Kontact - Thương hiệu từ Pháp với 35 năm kinh nghiệm. Điều kiện để đảm bảo thành công và giải pháp xử lý ca thất bại.”

Tọa đàm về Cấy ghép Implant Tháng 12 tại TP.HCM

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 19.12.2023 tại Capella Gallery Hồ Chí Minh với nhiều nội dung xoay quanh vấn đề tích hợp xương trong cấy ghép Implant và các kinh nghiệm thực tiễn đến từ những ca lâm sàng từ đơn lẻ đến toàn hàm.

Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật những kiến thức Implant mới nhất trên thế giới. Tìm hiểu ngay sự kiện và tham gia cùng chúng tôi

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết và link đăng ký sự kiện tại đây
 

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
article