​​​​​​​Những thất bại và biến chứng trong Cấy ghép Implant. Cần chuẩn bị gì trước khi cấy ghép Implant?

​​​​​​​Những thất bại và biến chứng trong Cấy ghép Implant. Cần chuẩn bị gì trước khi cấy ghép Implant?

Nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành y tế, các căn bệnh và vấn đề sức khỏe tưởng chừng như không thể chữa được ở thời xưa, nay đã có thể điều trị và chữa khỏi. Trong đó có việc thay thế mất răng lâu năm, mất răng do tai nạn,...nhờ công nghệ Cấy ghép Implant. 

 

Tuy nhiên không phải ca cấy ghép Implant nào cũng thành công và có hiệu lực mãi mãi. Bên cạnh những điểm tích cực của nó, vẫn có những trường hợp phẫu thuật Implant thất bại, gây biến chứng về lâu dài. Hãy cùng Biotech Dental Vietnam tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của các các Implant thất bại. Từ đó rút ra những việc mà bác sĩ cần chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant.

 

1. Cấy ghép Implant là gì?

Đây là kỹ thuật trồng răng mới được thực hiện bằng cách cấy một chân răng giả  bằng Titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất, để tạo ra các chân răng nhân tạo rồi gắn lên nó các chiếc răng giả cố định. 

 

Cấy ghép Implant thực chất là thay thế răng đã mất bằng một răng giả mới

 

Tỉ lệ thành công trong cấy ghép Implant rất cao, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ca cấy ghép nào cũng suôn sẻ. Có khoảng 5-10% ca Implant thất bại. Sự thất bại có thể được đánh giá sau vài tháng hoặc vài năm sau cấy ghép. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các thất bại? Mời bạn đọc cùng đến phần 2 của bài viết.

 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một ca phẫu thuật Implant

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một ca phẫu thuật Implant.

2.1 Các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng miệng phát triển

Viêm lợi là một ổ chứa vi khuẩn. Nếu phẫu thuật Implant trong khi có viêm lợi sẽ vô tình khiến vi khuẩn lan ra ở vùng cấy ghép và xương hàm, dẫn đến đào thải Implant.

 

Vì vậy để thực hiện cấy ghép Implant, trước tiên bệnh nhân cần phải được chữa trị khỏi các vấn đề liên quan đến viêm lợi và viêm răng miệng. 

 

Điều này  đồng nghĩa bệnh nhân cần phải vệ sinh răng miệng tốt để giảm các nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến kết quả thành công của ca cấy ghép Implant.

 

2.2 Hút thuốc lá

Trong thuốc lá có Carbon monoxide - chất gây giảm lượng dưỡng khí cần thiết để nuôi mô lành mạnh xung quanh, khiến mô lâu lành thương hơn.

 

Ngoài vấn đề về sinh học, khi rít thuốc lá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của cục máu đông gây chảy máu, nhiễm trùng.

 

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến cấy ghép Implant

 

Số liệu thống kê cho thấy rằng, tỉ lệ thất bại trong phẫu thuật Implant do người điều trị có hút thuốc lá lên đến 20%. Do vậy, để phẫu thuật Implant, bác sĩ cần khuyến nghị bệnh nhân ngừng hút thuốc 1 tuần trước khi phẫu thuật và 2 tháng sau khi đặt Implant.

 

2.3. Không đủ xương

Thành công của cấy ghép Implant còn phụ thuộc bệnh nhân có đủ xương nâng đỡ xung quanh không. Nếu không đủ xương, bác sĩ không để đặt 1 chân răng nhân tạo vào hàm một cách vững chắc.

 

Nếu bệnh nhân bị loãng xương, chất lượng xương thấp thì  tình trạng tiêu xương sau phẫu thuật Implant càng trở nên trầm trọng. Do đó cần làm phẫu thuật ghép xương trước, tránh tình trạng gây viêm mãn tính dẫn đến tiêu và khuyết hổng xương.

 

2.4. Các căn bệnh toàn thân

Các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như tiểu đường, phong thấp hay việc sử dụng các loại thuốc theo đơn cũng là nguyên nhân khiến cơ thể lành thương chậm, quá trình tích hợp xương lâu, dẫn đến sự thất bại của cấy ghép Implant. 

 

Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu của đại học MCGill đã phát hiện rằng, thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày có thể làm giảm sự phát triển xương mới.

 

2.5. Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Một bác sĩ nha khoa kinh nghiệm sẽ tính toán được bệnh nhân cần cấy ghép bao nhiêu Implant và lên kế hoạch chi tiết cho phẫu thuật. Điều này rất quan trọng vì nếu số lượng Implant quá ít sẽ dẫn đến quá tải và gây đào thải. Ngược lại nếu số Implant quá nhiều thì lại gây không cần thiết và tốn chi phí cho bệnh nhân.

 

Hơn nữa, một bác sĩ có tay nghề cao cũng sẽ làm giảm các nguy cơ tai biến, phẫu thuật nhẹ nhàng, ít sang chấn nhất.

 

3. Những biến chứng sớm và muộn sau cấy ghép Implant 

Những biến chứng sớm thường đến trong khoảng 3-4 tháng đầu sau cấy ghép Implant

3.1. Những biến chứng sớm

- Nhiễm trùng vị trí cấy ghép

- Vi dịch chuyển Implant gây mất tích hợp xương

- Implant không đứng vững được trong hàm do không đủ xương nâng đỡ

- Phản ứng dị ứng với Implant và các kim loại khác trong quá trình phẫu thuật. Gây sưng, mất vị giác, ngứa và nổi mẩn

 

Vậy nên bác sĩ cần hỏi bệnh nhân có dị ứng với kim loại nào, đặc biệt là Titanium trong quá khứ không để có phương án đổi sang loại Implant khác.

 

Đau và sưng do các biến chứng từ phẫu thuật Implant thất bại

 

3.2. Những biến chứng muộn

Những biến chứng muộn là điều mà bệnh nhân cũng cần phải quan tâm khi lựa chọn bác sĩ, nha khoa, và loại implant phù hợp để phẫu thuật. Các biến chứng muộn thường đến sau vài năm sử dụng implant như:

- Tổn thương mô hoặc thần kinh do nha sĩ đặt implant quá sát dây thần kinh gây kích thích, tê bì lưỡi, môi, lợi và mặt

- Cơ thể tự đào thải Implant khiến cơn đau tăng, gây sưng

- Implant cấy ở xương hàm trên có thể lọt vào xoang hàm do bị viêm nhiễm

- Chấn thương quanh khu vực Implant gây lỏng vít

 

Bệnh nhân có thể thấy những dấu hiệu của các biến chứng sớm và muộn như:

- Ăn nhai khó khăn

- Viêm lợi xung quanh Implant

- Tụt lợi tiến triển

- Sưng mủ

- Lung lay Implant

- Đau và khó chịu

 

4. Bác sĩ và bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi cấy ghép Implant

Đối với bệnh nhân, cần đảm bảo thực hiện đúng các chỉ dẫn từ bác sĩ về việc chăm sóc răng miệng, kiêng cữ hay cung cấp trung thực các thông tin về tình trạng đau bệnh của mình.

 

Đối với bác sĩ, cần làm những việc sau đây:

 

4.1. Lên kế hoạch chi tiết

Bác sĩ cần lên một bản kế hoạch chi tiết dựa trên tình trạng bệnh lý toàn thân của bệnh nhân, tình trạng răng miệng hiện tại, vị trí mất răng, phim chụp CT, máng hướng dẫn phẫu thuật. 

 

Trong bản kế hoạch này, bác sĩ cũng cần làm rõ các vấn đề về việc ngừng sử dụng một số loại thuốc hay có cần phải điều trị tình trạng viêm lợi, ghép xương, nâng xoang, ghép mô mềm hay không. Một kế hoạch càng chi tiết thì tỉ lệ thành công càng cao.

 

4.2. Không ngừng trau dồi kiến thức mới

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nên thường xuyên cập nhật các kiến thức, công nghệ mới nhất về phẫu thuật Implant. Bác sĩ có thể tìm hiểu các thông tin này trên các diễn đàn, hội nhóm chuyên sâu về Implant hay qua các lớp đào tạo do hãng tổ chức.

 

Điển hình như các lớp học phẫu thuật Implant cơ bản, hay các hội thảo tọa đàm của Biotech Dental Vietnam. Trong tháng 10.2023, Biotech Dental Vietnam có tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Về các ca lâm sàng từ đơn lẻ đến toàn hàm với hệ thống Implant Kontact cùng TS.BS Thái Tường Tâm.” 

 

Tọa đàm về Implant Kontact cùng TS. BS Thái Tường Tâm

 

Buổi tọa đàm sẽ được dẫn dắt bởi diễn giả TS. BS Thái Tường Tâm - Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật Implant. Diễn giả sẽ chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn từ các ca phẫu thuật Implant, đồng thời giải đáp trực tiếp các vấn đề về xương, chất lượng Implant, hay các khó khăn mà các Bác sĩ gặp phải trong quá trình phẫu thuật. Đây cũng là cơ hội đặc biệt để các bác sĩ trên toàn quốc được gặp gỡ, trao đổi kiến thức chuyên môn. 

Đăng ký tại: https://bit.ly/toa-dam-implant

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
article