So sánh phương pháp lấy dấu digital và lấy dấu truyền thống

So sánh phương pháp lấy dấu digital và lấy dấu truyền thống

Lấy dấu răng là bước quan trọng trong quy trình điều trị của nhiều dịch vụ nha khoa như: cấy ghép Implant, bọc răng sứ, niềng răng trong suốt, niềng răng mắc cài,... Hiện nay, có 2 phương pháp lấy dấu răng phổ biến: lấy dấu digital (lấy dấu kỹ thuật số và lấy dấu truyền thống. , Vậy điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này là gì? Ưu điểm, khuyết điểm của mỗi phương pháp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Lấy dấu răng truyền thống là gì?

Đây là phương pháp phổ biến trên các kênh truyền thông đại chúng. Bằng cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu lấy dấu như thạch cao, alginate, cao su, hợp chất nhiệt dẻo,... bác sĩ có thể tạo được một mẫu hàm răng vật lý. Hiện, phương pháp này vẫn còn phổ biến ở nhiều phòng khám nha khoa. 

Lấy dấu răng truyền thống bằng cao su và thạch cao

1.1. Ưu điểm

- Vật liệu lấy dấu răng dễ tìm kiếm
- Chi phí thấp
- Dấu răng không bị biến dạng

1.3. Nhược điểm

- Độ chính xác không cao do mô lợi che khuất răng khi lấy dấu
- Khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu khi lấy dấu răng
- Có nguy cơ chảy thạch cao vào đường thở

2. Lấy dấu răng digital là gì?

Lấy dấu digital hay còn gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral-scan) là phương pháp lấy dấu răng bằng quét quang học và thu nhận hình ảnh đa chiều về kích thước, cấu trúc của răng, mô mềm, khớp cắn một cách nhanh chóng, độ chính xác cao. 

Lấy dấu răng digital bằng máy quét trong miệng

2.1. Ưu điểm

Đây là phương pháp sử dụng các công nghệ khoa học tiên tiến được rất nhiều bác sĩ trên toàn thế giới ưa chuộng, với các đặc điểm sau:
- Quét và lấy dấu chi tiết các mặt răng và khớp cắn dưới dạng kỹ thuật số, dựng mẫu hàm răng ba chiều
- Tỷ lệ scan có độ chính xác cao với công nghệ tiên tiến có thể chụp hơn 1000 bức ảnh 3D/giây
- Thiết kế đầu scan nhỏ, gọn, an toàn đem lại sự thoải mái, tránh gây buồn nôn, hay khó chịu cho bệnh nhân khi lấy dấu răng

2.2. Nhược điểm

- Đối với trồng răng Implant, phương pháp lấy dấu digital chỉ phù hợp cho các trường hợp cắm 1-2 trụ, hoặc khoảng cách giữa các trụ Implant không quá xa nhau. 
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.

3. So sánh phương pháp lấy dấu digital và lấy dấu truyền thống

Phương pháp lấy dấu digital và lấy dấu truyền thống có nhiều sự khác biệt từ vật liệu, thiết bị lấy dấu đến quy trình lấy dấu, cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh

Lấy dấu digital

Lấy dấu truyền thống

Công cụ chuẩn bị

1 máy quét

1 bát hoặc cốc lấy dấu,1 bay trộn, 1 khay lấy dấu, 1 mẫu hàm, bột lấy dấu răng, bột thạch cao

Cách thức lấy dấu

Sử dụng máy quét trong miệng

Bước 1: Đổ bột lấy dấu vào cốc và cho một ít nước vừa phải. Trộn thật đều và nhanh tay trong vòng 30 - 40 giây cho đến khi mịn
Bước 2: Đổ bột đã trộn ra khay lấy dấu, tránh để bột tràn ra ngoài
Bước 3: Đặt khay lấy dấu vào hàm răng của bệnh nhân và đợi 5-7 phút khi khay khô lại thì lấy ra
Bước 4: Trộn tiếp bột thạch cao giống bước 1 và đổ vào khay lấy dấu lấy đã hoàn thành ở bước 3; Đợi 1 giờ để bột thạch cao đông cứng lại; Khi đó quá trình lấy dấu mới hoàn thành thành công

Thời gian lấy dấu

1-2 phút

5-7 phút

Độ chính xác

Cao

Khó xác định (phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, điều kiện môi trường, tỉ lệ trộn,...)

Thẩm mỹ

Sạch sẽ, an toàn

Không thẩm mỹ, có thể không đạt vệ sinh, tiềm ẩn lây nhiễm chéo

Khả năng chỉnh sửa

Chỉ cần quét lại khu vực răng cần thay đổi và chỉnh sửa trực tiếp trên phần mềm

Phải lấy dấu lại cả hàm

Lấy dấu truyền thống và lấy dấu digital

4. Đánh giá phương pháp lấy dấu kỹ thuật số

Qua các tiêu chí so sánh trên, ta có thể thấy những ưu điểm vượt trội của lấy dấu digital so với lấy dấu truyền thống
- Lấy dấu digital tiện lợi, không cần phải chuẩn bị quá nhiều vật dụng phức tạp.
- Thời gian lấy dấu nhanh, kết quả trả về sớm. Đây là  phương pháp phù hợp với những trường hợp cần làm răng trong thời gian ngắn.
- Với sự phát triển của hệ thống CAD-CAM ( Computer aid design and manufacturing), việc chế tạo răng sứ hay khay chỉnh nha ngày càng có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chế tác truyền thống.
- Bệnh nhân có thể thấy trước được phục hình trên máy tính và bác sĩ cũng có thể điều chỉnh ngay trên máy tính trước khi chế tác phục hình. Tất cả đều được lưu trữ online một cách dễ dàng.
- Mang đến cho bệnh nhân sự thoải mái, tin tưởng: Việc lấy dấu truyền thống bằng cao su hay thạch cao,... có thể gây khó chịu và tạo cảm giác nhợn nếu bệnh nhân nhạy cảm, trong khi đó việc lấy dấu kỹ thuật số lại hoàn toàn thoải mái.
- Tính thẩm mỹ và vệ sinh cao.
- Mang đến cho bác sĩ sự chuyên nghiệp, hiện đại.

5. Kết luận

Công nghệ ngày càng phát triển, các kỹ thuật điều trị được nghiên cứu để ngày càng nâng cấp hơn. Vì thế không lý do gì, chúng ta không cùng với hàng trăm bác sĩ, nha khoa trên thế giới tiến tới với phương pháp lấy dấu mới này. Lấy dấu digital không còn khó để tiếp cập so với vài năm trước. Bác sĩ có thể tìm kiếm các tài liệu trên mạng internet và mua máy quét trong miệng để lấy dấu điều trị từ các đơn vị phân phối uy tín. 

Hiện nay Biotech Dental Vietnam đang cung cấp các dòng sản phẩm máy quét trong miệng 3Shape TRIOS. Đây là thương hiệu sản xuất máy quét trong miệng từ Đan Mạch, với nhiều dòng máy và công nghệ khác nhau. 

Máy quét trong miệng 3Shape TRIOS được hàng ngàn nha sĩ trên thế giới sử dụng

Máy quét trong miệng 3Shape TRIOS có tốc độ xử lý hơn 1000 bức ảnh 3D trong khoang miệng trên mỗi giây, sau đó sắp xếp và dựng lại trên máy tính thành một mô hình hàm hoàn chỉnh. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho bác sĩ và mang lại kết quả chính xác.

>> Xem thêm: Máy quét trong miệng 3Shape TRIOS

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
article